Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

CÂU HỎI ĐẦU NĂM CỦA MỘT CÔNG DÂN

NHC
Thứ bẩy ngày 5 tháng 2 năm 2011 9:55 PM
 
             Sau nhiều năm trải nghiệm tôi đã nhận ra một nguyên lý bất di bất dịch
Là:một xã hội có chế độ dân chủ thì người dân nhất thiết phải được tham gia vào
quá trình xây dựng, thiết kế, kiến tạo nên cấu trúc quyền lực cao nhất của xã hội
bằng lá phiếu của mình. Đó là sự sinh thành quyền lực của một xã hội có lý tính.
Lịch sử của một dân tộc có lý tính là một dân tộc đã trưởng thành. 
                Quyền lực chính trị cao nhất của xã hội chúng ta là Nhà nước, là Quốc
hội theo lý thuyết, nhưng trên thực tế lại là ĐHĐ toàn quốc, là BCHTW-tồn tại
riêng rẽ, bên cạnh nhà nước- (nhân đây tôi xin nói rằng nhiều luật gia, nhiều nhà
lý luận đã sai lầm khi có quan niệm về sự khác nhau giữa quyền lực chính trị và
quyền lực nhà nước. Thực ra họ đã không hiểu được khi quyền lực xã hội phát
triển đến trình độ nhà nước thì, nhà nước chính là hình thức tồn tại duy nhất của
quyền lực chính trị)
                   Chế độ xã hội của chúng ta gọi là dân chủ gấp triệu lần chế độ tư
sản (điều này đúng cả trong khát vọng lịch sử lẫn trên nhận thức chất phác) .
Nhưng có một nghịch lý là người dân và hơn 3 triệu đảng viên lại không hề được
tham gia trực tiếp vào quá trình kiến tạo nên cấu trúc quyền lực thực tế ấy.                     
                    Vì vậy chế độ dân chủ mà chúng ta đạt được cho đến giờ mới chỉ ở
trình độ hình thức của sự vật. Đây là sự bất cậpvĩ đại nhất của lịch sử chúng ta.
Chính nó đã đẻ ra sự suy thoái về đạo đức tới mức phổ biến trong đảng (xem
Nguyễn đình Hương). Đó là nạn con ông cháu cha ;mua bán chức quyền ; sự
thờ ơ vô cảm của nhiều lãnh đạo với bất hạnh ,đói nghèo và khát vọng của nhân
dân… Đây là lực cản lớn nhất cho sự phát triển của dân tộc..
         Đảng ta muốn có một sức mạnh chiến đấu và một tín nhiệm trong lòng
dân tộc, Đảng phải đổi mới hình thức tồn tại quyền lực của mình. Không thể
                  
cứ thử nghiệm, cải tiến một cách vụn vặt, chắp vá theo kiểu chủ nghĩa kinh
nghiệm .mãi được, Cần phải đặt sự vận động của nền chính trị, của lịch sử dân
tộc trên nền tảng của tư duy lôgic chính trị
          Nếu nói rằng lịch sử của một dân tộc có lý tính là một dân tộc đã trưởng
 thành thì dân tộc chúng ta đã là một dân tộc trưởng thành chưa mặc dù
dân tộc này đã có hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước.?Câu hỏi này xin
được gửi tới các nhà lãnh đạo, các chính trị gia và tất cả những ai quan tâm tới
số phận của dân tộc VN đương đại