Tranh Trần Nhương
BÀI VIẾT MỚI
Người Già Chuyện14 người tử vong do bão Yagi
 
 
Trong thế giới người hiền, Vua Hùng thở dài não ruột khi nghe tin bão số 3 vừa tàn phá giang sơn Ngài, gây ra bao thảm họa tang thương cho con cháu.

    Vua cho vời hai tinh - Sơn và Thủy đến chỗ Ngài:

    - Ta nghe con Yagi mới ghé qua nước ta, để lại những hoang tàn ở miền Bắc. Ta thấy hai ngươi hàng ngàn năm nay chỉ vì tranh chấp một người đẹp mà gây tai ương cho dân lành. Ta có giải pháp thế này: hay là… Sơn tinh nhường nàng Mỵ cho Thủy tinh nhé?

    Sơn tinh ngẫm nghĩ chưa biết trả lời sao thì Thủy tinh bĩu môi:

    - Ngài nói người đẹp nào vậy? Đẹp… lão thì có! Nàng Mỵ nay đã mấy ngàn tuổi rồi, ai thèm! Chẳng qua do Sơn tinh ngày càng ốm yếu, đầu trọc thân gầy nên không chống chọi nổi mưa gió thất thường…

    Sơn tinh nghe thế thì tự ái:

    Xem tiếp

     

    Trần Nhương 
      
     

    Trước khi kể chuyện này, tôi xin anh linh Nguyễn Khắc Trường xá tội. Chuyện riêng của chúng tôi nhưng là một kỉ niệm nhớ đời. Và bây giờ mới kể để nhớ người bạn chân thành, hết lòng vì nhau gần nửa thế kỷ, vừa rời cõi tạm về miền sông Công, núi Cốc.

    Vào năm 1983, chúng tôi tốt nghiệp khóa I Viết văn Nguyễn Du thì được Tổng cục Chính trị phân công về các đơn vị văn học nghệ thuật trong quân đội. Hữu Thỉnh, Nguyễn Trí Huân, Nguyễn Đức Mậu, Nguyễn Khắc Trường, Khuất Quang Thụy. Trung Trung Đỉnh về Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Phạm Đình Trọng, Lê Văn Vọng về Xưởng phim quân đội. Nguyễn Hoa, Phạm Hoa về Phát thanh quân đội. Tôi và Dương Duy Ngữ về Nhà xuất bản Quân đội…Các đơn vị này đều đóng trên phố Lý Nam Đế.

    Hồi ấy tôi viết một truyện ngắn “Người đàn bà bên chợ Kế” và in trên báo Văn nghệ. Truyện in ra có người khen nhưng cũng tằng tằng vậy thôi, không thấy có phản ứng gì

    .

    Xem tiếp
    Đậu Dung
    Báo Tuổi trẻ 
     
     

    Nhà văn Trần Nhương và nhà văn Dương Hướng - hai bạn văn thân thiết của nhà văn Nguyễn Khắc Trường - nghe tin ông qua đời khi đang trên đường từ Phú Thọ về Trại sáng tác Đại Lải (Vĩnh Phúc).

    "Nghe tin, chúng tôi vô cùng bất ngờ vì mới đây Trần Nhương mới đến thăm Nguyễn Khắc Trường. Anh vẫn nói năng tỉnh táo, sảng khoái, đầy hào hứng", nhà văn Dương Hướng nói với Tuổi Trẻ Online "sự ra đi của nhà văn Nguyễn Khắc Trường là nỗi mất mát lớn của văn đàn Việt Nam".

    Nhà văn Nguyễn Khắc Trường - Ảnh: Bảo tàng Văn học

    Với cá nhân ông, ông gửi lời tạm biệt một trong những người bạn văn thân thiết, tri kỷ và có nhiều đồng cảm với nhau trong việc viết lách.

    Dương Hướng, Nguyễn Khắc Trường và Bảo Ninh là ba nhà văn có tác phẩm (lần lượt là Bến không chồng, Mảnh đất lắm người nhiều ma, Nỗi buồn chiến tranh) được trao giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1991.

     
    Ảnh: Trần Nhương tặng sách cho Nguyễn Khắc Trương 
    Xem tiếp
    Có thể là hình ảnh về 1 người
    Nhà văn Nguyễn Khắc Trường, bút danh khác là Thao Trường. Ông sinh ngày 06 tháng 07 năm 1946 tại xã Bình Sơn, huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên. . Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 1982.
    Do tuổi cao bị ốm đau mấy năm, ông đã tạ thế vào hồi 11:40, ngày 02 tháng 10 năm 2024, nhà văn Nguyễn Khắc Trường, tác giả tiểu thuyết " Mảnh đất lắm người nhiều ma " đã trút hơi thở cuối cùng tại nhà riêng, hưởng thọ 79 tuổi.
     
     Tang lễ nhà văn Nguyễn Khắc Trường sẽ được tổ chức từ 7 giờ 30 phút đến 8 giờ 45 phút ngày 8-10-2024 tại Nhà tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội). Sau lễ viếng và lễ truy điệu, linh cữu nhà văn Nguyễn Khắc Trường sẽ được đưa về an táng tại nghĩa trang quê nhà.
    Năm 1965, ông nhập ngũ, phục vụ trong Quân chủng Phòng không – Không quân. Sau giải phóng, năm 1979, ông học khoá I Trường đại học viết văn Nguyễn Du. Sau khi tốt nghiệp Trường viết văn Nguyễn Du, ông chuyển về làm biên tập viên văn xuôi tại tạp chí Văn nghệ Quân đội. Năm 1993 ông chuyển ngành với quân hàm Trung tá, về công tác tại tổ văn xuôi của báo Văn nghệ rồi làm Phó Tổng biên tập Báo Văn Nghệ. Năm 2003, ông chuyển sang làm Phó giám đốc, Tổng biên tập Nhà xuất bản Hội nhà văn đến năm 2009 thì nghỉ hưu, chuyển sang làm Chủ tịch Hội đồng Văn xuôi của Hội nhà văn Việt Nam.
    Trang trannhuong.com xin chia buồn cùng gia quyến, cầu cho anh linh nhà văn Nguyễn Khắc Trường thanh thnanr về miền mây trắng/
    Xem tiếp

     Trần Nhương

     
    Tháng 9 năm 2023, Hội nghị nhà văn lão thành tại Đồ Sơn. Khi ấy ông Võ Văn Thưởng đương là Chủ tịch nước. Giờ thì ông ngồi xơi nước rồi, Quả là thay đổi chóng mặt. Nhân 1 năm, xin đưa lại bài ghi chép vụn này...
     
     
    Sáng 1-10-2023 bữa ăn sáng cuối cùng của Hội nghị nhà văn lão thành. Chỉ vài giờ sau các cụ chia tay người Nam kẻ Bắc. Nhà ăn khách sạn Giấc mơ Rồng ( Dream Dragon Resort ) phủ kín những mái đầu bạc quyết liệt và những mái đầu bạc lưỡng lự. Thở phào, ơn giời, thế là không cụ nào phải cấp cứu, không cụ nào bị sóng non tơ Đồ Sơn hạ gục.

    Gom gần 200 cụ già trên 70 tuổi khắp Trung Nam Bắc về đây đâu phải chuyện đơn giản ( Danh sách mời 250 cụ, có 80 cụ vắng mặt với nhiều lý do). Phải ghi nhận sự cố gắng của BCH Hội Nhà văn khoá 10 và anh chị em Văn phòng Hội. Nhớ hồi Hội nghị Lý luận phê bình trên Tam Đảo, nhà văn Nguyễn Văn Hạnh xuất huyết não, những người tổ chức lo cháy ruột tìm cách đưa về bệnh viện Vĩnh Yên cấp cứu.

    Hội nghị đại biểu nhà văn lão thành lần thứ Nhất thật trang trọng, ấm áp, chu đáo. Được Chủ tịch nước và các cơ quan Hải Phòng đến thăm, tặng quà. Bài nói của chủ tịch nước Võ Văn Thưởng kết thúc một câu thật khiêm nhường: Tôi xin không nói dài nữa sợ múa dìu qua mắt các cụ lão thành. Các cụ ăn nghỉ 5 sao, quà cáp lại có mấy tờ mệnh giá đỉnh cao mua thuốc huyết áp, thuốc khớp…Nhưng hoan hỷ nhất là gặp nhau, bắt tay một cái, cười một nụ là sướng cái bụng. Theo thống kê, có hai cụ cao niên nhất sinh năm 1936 là cụ Trần Nguyên Vấn (Hà Nội) và cụ Nguyễn Hữu Nhàn (Phú Thọ). Các cụ xếp sau sinh năm 1937 là Phong Lê, Hoàng Quốc Hải…

    Còn mấy tham luận của các cụ nghe cũ như hội nghị những năm 90 thế kỷ trước. Thôi tuổi già cũng chả tránh được cái sự cũ của mình. Hoan hỷ !

    Chỉ tiếc vắng mặt các cụ Nguyên Ngọc,, Nguyễn Duy, Nguyễn Quang Lập, Hoàng Minh Tường, Dạ Ngân.... Chắc rằng có điều gì đó.

    Xem tiếp

    Đặng Thị Thái Hà
     

    Baovannghe.vn - Tây phương mỹ nhơn, như thế, ghi dấu “công vỡ núi mở đường” (lời của Huỳnh Thúc Kháng) của Huỳnh Thị Bảo Hòa, dù được cho là viết ra để “cống hiến chị em bạn quần thoa mua vui trong khi phòng thêu rảnh việc, gác gấm thư nhàn”, nhưng đã bao quát được một hiện thực rộng lớn và đặt ra nhiều vấn đề về thân phận và vận mệnh dân tộc.

    Về tác giả Huỳnh Thị Bảo Hòa và cuốn Tây phương mỹ nhơn

    Tây phương mỹ nhơn - Cuốn tiểu thuyết nữ đầu tiên xuất bản ở Việt Nam
    Huỳnh Thị Bảo Hòa (1896 - 1982), bà được xem là người phụ nữ thuộc hàng tiên phong trong phong trào Duy Tân ở Việt Nam

    Huỳnh Thị Bảo Hòa (tên thật là Huỳnh Thị Thái, 1896-1982), sinh trưởng tại làng Đa Phước, huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam (nay là xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang, Thành phố Đà Nẵng).

    Xem tiếp
    Tô Hoàng chuyển ngữ
    Nước Nga khổ đau và quật cường, văn hóa hóa Nga bao dung, cao cả... -  Redsvn.net

    PETR VLASOV, NHÀ VĂN, TỔNG BIÊN TẬP BÁO “VĂN HÓA”- NGA
     
    Tháng Tám đến, như thường xảy ra trong lịch sử nước Nga hiện đại, mang đến những thử thách nặng nề. Vâng, nặng nề và mang tính biểu tượng. Một đám hàng nghìn người đã xâm chiếm vùng Kursk - họ nói tiếng Nga, giương cờ màu vàng và xanh, với xe tăng là của Đức. Các thành phố và làng mạc bị phá hủy, thiêu cháy, những chiếc cầu bị nổ tung, hàng ngàn người phải di tản. Và một lần nữa, có cảm giác siêu thực, cảm giác gần như trong mơ từ những gì đang xảy ra, bởi vì điều này hoàn toàn không có nghĩa là “chiến tranh”. Trong các thông báo chính thức các sự kiện ở vùng Kursk được gọi là một “ những mưu toan xâm chiếm lãnh thổ Liên bang Nga” (tức là một “mưu toan” đã diễn ra được khoảng một tháng). Như thế, hiện nay chúng ta có một “chiến dịch quân sự đặc biệt” và đồng thời là một “mưu toan xâm lược”. Tôi hy vọng rằng số lượng cách nói giảm nhẹ đi như thế sẽ được giới hạn lại - nếu không thì rất dễ nhầm lẫn về những gì đang xảy ra và xẩy ra ở đâu.
    Đúng vậy, trong hai năm rưỡi chúng ta hầu như đã quen sống với một cuộc sống hai mặt kỳ lạ. Chẳng hạn, tôi gần như không còn ngạc nhiên khi biết rằng ở thành phố Sudzha, tại trạm phân phối khí đốt, cho đến tận tháng 8 năm 2024, khi ngôi nhà của họ chưa bị “những người anh em” giật mìn cho sập đổ, ba nhân viên của chi nhánh “Naftogaz”, những người vẫn âm thầm cung cấp khí đốt cho Ukraine. Liên hợp dầu khí Nga “Gazprom” không che giấu điều này. Họ tiếp tục trả tiền quá cảnh cho Kyiv hai năm sau khi bắt đầu “ Chiến dịch quân sự đặc biệt”, khoảng một tỷ đô la mỗi năm. Và hoàn toàn có thể đặt câu hỏi số tiền này sẽ đi đâu?
    Xem tiếp
    Bạn đọc khắp nơi trên thế giới truy cập vào trannhuong.com
    Profile Visitor Map - Click to view visits
    Click vào đây để xem chi tiết (Hình ảnh 5 phút cập nhật lại 1 lần)