Tìm kiếm
Trang chủ
Về tác giả Trần Nhương
Thơ
Truyện
Tản văn
Văn học nước ngoài
Tin văn và...
Bầu bạn góp cổ phần
Tôi có ý kiến
Viết về Trần Nhương
Cùng vui
Khúc kha khúc khích
Thư giãn video clip
Tư liệu nhà văn
Trần Nhương giới thiệu
Poems
Tài liệu tham khảo
Tranh Trần Nhương
Gallery
Liên kết website
nico-paris.com
vietnamnet
Hội Nhà văn Việt Nam
Văn nghệ Thái Nguyên
Hội Nhà văn HP
Chú Tễu
Dân Trí
Giáo dục Việt Nam
Tiền Phong
Dân Việt
Tuổi trẻ
Thanh niên
Thế giới mới
vnexpress
Lão Khoa
Đông y Trần Ngọc Chấn
Trí thức trẻ
VTC news
Soha
Hội VHNT tại Nga
Văn chương Việt
Mai Văn Phấn
Kim Dung-Kỳ Duyên
viet-studies
TC Văn hóa Nghệ An
Bô xít VN
Trần Kỳ Trung
lucbat.com
Văn nghệ quân đội
Bộ Tư pháp
Thế giới văn hóa
Văn đàn Nguyễn Nguyên Bảy
Lê thiếu Nhơn
Hoàng Tuấn Công
Đất Việt
Ảnh Thái Phiên
Tin nóng
Nhà thơ Văn Công Hùng
Vương Tri Nhàn
Tiin.vn
Hội Mỹ thuật VN
Nguyễn Duy Xuân
Tô Ngọc Thạch
Trần Nhương blog
Phụ nữ HCM
Văn đàn Việt
linh kiện laptop
GS Trần Đình Sử
Đời sông và pháp luật TPHCM
Cao Bồi Già
Nhà văn Triệu Xuân
Hội Mý thuật Hà Nội
Tôn vinh văn hóa đọc
BBC
Ca dao Tục ngữ
Tây Bụi
Vũ Thanh Hoa
Báo Văn nghệ Hội Nhà văn VN
Chúng ta
Cá Sấu Việt Nam
Báo Người cao tuổi
Hội Nhà văn TP HCM
Trần Nhương blog 2
saigon oc
Nhịp cầu Hoàng Sa
Văn học Sài Gòn
Chim Việt cành Nam
Song Hà (boygia)
Chu Mộng Long
Tạp chí nước Đức
Quán chiêu văn
Trần Xuân An
Văn hiến
Việt nam xưa
Trần Hoài Dương
Báo Tia Sáng
Thư viện Thơ
NGUYEN HUUVINH
Đặng Xuân Xuyến blog
Câu lạc bộ Văn chương
TC Người Hà Nội
TC Đáng Nhớ
Văn nghệ Trẻ
SOI
VIÊN NGÔN NGỮ VH PHƯƠNG ĐÔNG
Nhà văn Phạm Việt Long
NGƯỜI ĐÔ THỊ
THƠ VÀ ĐỜI
La Khắc Hoà
VIỆT SU KY
NGUYỄN QUANG LẬP
GIÁNG VÂN
NHÂN
Trang chủ
» Bầu bạn góp cổ phần
DÂN OAN NGÀY XƯA KÊU OAN Ở ĐÂU?
Bùi Xuân Đính
Thứ hai ngày 26 tháng 4 năm 2021 10:16 AM
Thời phong kiến, cách quản lý xã hội của Nhà nước quan liêu không tránh khỏi tình trạng nhiều người dân và cả một số quan lại bị oan ức. Để góp phần “giải oan” cho dân, Nhà nước các thời đã có những biện pháp cho dân được kêu oan.
- Năm Nhâm Thìn, niên hiệu Sùng Hưng Đại Bảo (1052), Vua Lý Nhân Tông cho đặt một quả chuông lớn ở sân rồng để ai bị oan ức điều gì được đến đánh chuông. Vua ra nhận đơn và xét xử.
- Năm Mậu Dần, niên hiệu Đại Định (1158), theo lời tâu của Nguyễn Quốc vừa đi sứ ở nước Tống về, Vua Lý Anh Tông cho đặt một cái hòm ở sân rồng để ai muốn bày tỏ việc gì thì bỏ thư vào hòm ấy. Chỉ trong một tháng, thư kêu oan đã đầy hòm. Tuy nhiên, trong số thư ấy có cả thư tố cáo quan đại thần Đỗ Anh Vũ lộng quyền, nên sau đó, hòm thư bị bỏ.
- Năm Ất Tỵ, niên hiệu Bảo Thái (1725), Chúa Trịnh Cương cho yết bảng ở các lỵ sở, ngã ba đường để dân chúng phản ánh điều hay dở, thiện ác của các quan trong địa hạt và nỗi oan của mình.
- Năm Nhâm Tý, niên hiệu Vĩnh Khánh (1732), Chúa Trịnh Giang lại cho đặt hòm ở phủ chúa để nhận đơn kêu oan của dân.
- Năm Đinh Mão, niên hiệu Cảnh Hưng (1747), Chúa Trịnh Doanh cho đặt chuông, mõ ở cổng phủ đường để người nào thấy mình có tài, muốn tự tiến cử thì đánh chuông và người bị oan ức thì đánh mõ kêu lên. Các khiếu nại phải được ghi thành văn bản và phong kín để chuyển lên phủ chúa xem xét.
- Năm Tân Mùi, niên hiệu Cảnh Hưng (1751), Chúa Trịnh cho phép nhân dân cả nước được phép viết thư trình bày nỗi oan ức, dán kín dâng lên.
- Ở Đàng Trong, vào năm Mậu Thân (1788), Chúa Nguyễn Ánh cũng cho đặt một hòm ở cửa phủ chúa để ai có oan khuất hay bị người khác hãm hại thì viết đơn trình bày rõ sự việc, ghi rõ họ tên quê quán bỏ vào hòm để tiện tra xét, người nào bỏ thư nặc danh, vu tội cho người khác thì bị trị tội nặng.
- Năm Quý Hợi (1803), Vua Gia Long cho dân từ các trấn Nghệ An ra Bắc ai có oan khuất thì đến công đường sở tại tâu bày. Đơn thư kêu oan được chuyển lên vua và văn thần xét đoán, kẻ nào vu cáo, thêu dệt thì bị tội. Năm sau (Giáp Tý, 1804), theo lời tâu của các quan trấn Bắc Thành, Vua Gia Long cho dựng nhà coi việc ở cửa Nam thành Thăng Long, cứ năm ngày một lần, họp quan lại để bàn vịêc; ai có việc gì bị oan ức đã qua ba nha trấn, phủ, huyện mà chưa được phục tình thì cho đầu đơn để xét cho rõ lý.
Từ thời Vua Minh Mạng (1820 - 1841), tại Ty Tam pháp (cơ quan pháp luật cao nhất của triều đình - gồm ba cơ quan tương đương Viện Kiểm sát, Tòa án và Bộ Tư pháp hiện nay) có đặt một trống Đăng văn, vào các ngày 6, 16, và 26 hàng tháng cho phép ai có oan ức được đến đánh trống kêu oan. Quan Pháp ty ra nhận đơn và xét xử. Còn các ngày khác, ai tự tiện đánh trống thì coi như phạm tội, dù có bị oan ức đến mấy.
Song một ngày, không phải là ngày tiếp dân mà bỗng nhiên tại Ty Tam pháp vang lên những tiếng trống đánh gấp đến “nẫu lòng”. Viên quan trực của Ty vội chạy ra, thấy một người phụ nữ nước mắt đầm đìa. Theo luật, người phụ nữ đó bị trói và xét hỏi. Bà ta khai tên là Nguyễn Thị Tồn - vợ Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa
(
1) vừa chèo thuyền từ Nam Bộ ra để xin minh oan cho chồng. Đơn kêu oan của bà được đưa ngay lên Vua Tự Đức.
Vua đọc đơn, thấy lời kêu oan rất thống thiết, nên phê ngay vào đơn và lệnh cho Ty Tam pháp điều tra ngay và xét nghị. Điều mà bà Nguyễn Thị Tồn kêu oan lên triều đình là chồng bà, ông Bùi Hữu Nghĩa là Tri phủ phủ Phước Long, tỉnh Biên Hòa, vốn là người cương trực, đã thẳng tay trừng trị bọn hào cường ở địa phương ức hiếp dân lành, nên bị chúng trả thù. Bọn cường hào đã ỷ thế vào viên Tổng đốc Biên Hòa để hòng cướp của những người dân nghèo một con lạch đã được Vua Gia Long cho phép khai thác, không phải nộp thuế từ khi Vua mới lên ngôi.
Bùi Hữu Nghĩa đã đứng về phía những người dân nghèo. Giữa những người dân và bọn cường hào đã xảy ra xô xát dẫn đến chết người. Một số người bị bắt vì quá lo sợ nên sau đó đã khai rằng, sở dĩ có chuyện tranh chấp dẫn đến chết người đó là do Tri phủ Bùi Hữu Nghĩa. Bọn cường hào đã xúi bẩy viên Tổng đốc sai lính đóng gông Bùi Hữu Nghĩa và cho giải ra Kinh đô Huế; đồng thời làm Sớ khép ông vào tội “xui dân làm loạn dẫn đến chết người”.
Trước nỗi oan ức của chồng, bà Nguyễn Thị Tồn không quản “thân gái dặm trường”, chèo thuyền từ Biên Hòa ra Huế xin được minh xét cho chồng. Mặc dù không phải ngày trực của Ty Tam pháp, bà vẫn can đảm đến Ty để “đánh trống Đăng Văn”. Sau đó, sự thật vụ việc được làm sáng tỏ, Vua Tự Đức đã phê “Tha tội cho Bùi Hữu Nghĩa, nhưng phải tiền quân hiệu lực, lập công chuộc tội”.; đồng thời, buộc bọn cường hào địa phương phải để yên cho dân cày cấy trên đất mà Vua Gia Long đã cho.
Lời bàn:
Tiếng trống Đăng Văn thời Nguyễn, tiếng chuông, mõ, treo bảng, đặt hòm nhận đơn… thời Lê - Trịnh, tiếng chuông sân rồng thời Lý v. v. là những hình thức thích hợp để thần dân và quan lại bị oan ức “kêu trời”, phải chăng vẫn là những điều có giá trị tham khảo trong việc giải quyết đơn thư khiếu tố của nhân dân trong xã hội ta ngày nay.
_________________
(1)
Bùi Hữu Nghĩa : người làng Bình Thủy, huyện Vĩnh Định, huyện này giữa thế kỷ XIX thuộc tỉnh An Giang, nay chưa rõ là huyện nào, thuộc tỉnh nào. Ông đỗ đầu khoa thi Hương năm Ất Mùi, đời Vua Minh Mạng (1835), tại trường thi Gia Định.
* Bài đăng trong tập sách
Những câu chuyện pháp luật thời phong kiến
(sách riêng của tác giả), Nxb. Tư pháp, 2005. Bài có tiêu đề “Những tiếng chuông, tiếng trống kêu oan”, nhân vụ Tiên Lãng, tác giả đổi lại tiêu đề như trên để mọi người cùng suy ngẫm.
Các tin khác
XIN ĐỪNG BAO BIỆN NỮA…THƠ ƠI!
GIÁO DỤC GIA ĐÌNH
VỚI PHIM “ KIỀU “ CỦA MAI THU HUYỀN: NHỮNG LỜI CHÊ BAI CHƯA THUYẾT PHỤC
HÀ LÂM KỲ, NHÀ VĂN NẶNG LÒNG QUÊ NÚI
CÁC BẬC MINH VƯƠNG NƯỚC TA CHIÊU HIỀN VÀ LẮNG NGHE SĨ PHU THẾ NÀO ?
TRẦN MỘNG TÚ, MÌNH EM MỘT NGÔN NGỮ
NHỮNG CÚ ĐIỆN THOẠI BÍ MẬT
NHÀ THƠ TRẦN NHƯƠNG: HOÀNG NHUẬN CẦM LÀ NGƯỜI TỬ TẾ, CHÂN THÀNH
A
THƠ NHẤT HẠNH: NHỮNG HÓA THÂN MÀU NHIỆM
MÃI MÃI LÀ MÙA THU
NẾU CUỘC ĐỜI CÓ NHIỀU CẦM NHỈ..
TRẦN NHƯƠNG - TÂM THÀNH THÌ LỜI SÁNG
VẼ MỘT CHÂN DUNG TỰ DO
SÁCH Ở NƯỚC NGA HÔM NAY
TÔ THÙY YÊN NGỌN GIÓ LẠ THƯỜNG SẼ THỔI TỚI
THẬT THÀ NHƯ NGUYỄN TRÍ HUÂN
NGUYỄN BỈNH KHIÊM NGUYÊN QUÁN Ở NINH BÌNH?
ĐÔI ĐIỀU BĂN KHOĂN
"LẠC" CỦA KHÉT
Bài đọc nhiều nhất
ĐÔI NÉT KỂ VỀ MÌNH
CÂU NÓI BUỒN NHÁT TRONG TUẦN
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm: GIỜ CHỈ CÒN CHƯỜNG MẶT RA TRONG THƠ
HUYỀN THOẠI TẮM TIÊN TÂY BẮC
ANH BA SÀM TÁI NGỘ
BẢN TIN CỦA TTX VIỆT NAM
TRẦN NHƯƠNG.COM
10TRUYỆN NGẮN CỰC NGẮN CỰC HAY
CÁ THÁNG TƯ
NHÂN THỂ DỮ TÂM KINH (人体与心泾)