Tìm kiếm
Trang chủ
Về tác giả Trần Nhương
Thơ
Truyện
Tản văn
Văn học nước ngoài
Tin văn và...
Bầu bạn góp cổ phần
Tôi có ý kiến
Viết về Trần Nhương
Cùng vui
Khúc kha khúc khích
Thư giãn video clip
Tư liệu nhà văn
Trần Nhương giới thiệu
Poems
Tài liệu tham khảo
Tranh Trần Nhương
Gallery
Liên kết website
nico-paris.com
vietnamnet
Hội Nhà văn Việt Nam
Văn nghệ Thái Nguyên
Hội Nhà văn HP
Chú Tễu
Dân Trí
Giáo dục Việt Nam
Tiền Phong
Dân Việt
Tuổi trẻ
Thanh niên
Thế giới mới
vnexpress
Lão Khoa
Đông y Trần Ngọc Chấn
Trí thức trẻ
VTC news
Soha
Hội VHNT tại Nga
Văn chương Việt
Mai Văn Phấn
Kim Dung-Kỳ Duyên
viet-studies
TC Văn hóa Nghệ An
Bô xít VN
Trần Kỳ Trung
lucbat.com
Văn nghệ quân đội
Bộ Tư pháp
Thế giới văn hóa
Văn đàn Nguyễn Nguyên Bảy
Lê thiếu Nhơn
Hoàng Tuấn Công
Đất Việt
Ảnh Thái Phiên
Tin nóng
Nhà thơ Văn Công Hùng
Vương Tri Nhàn
Tiin.vn
Hội Mỹ thuật VN
Nguyễn Duy Xuân
Tô Ngọc Thạch
Trần Nhương blog
Phụ nữ HCM
Văn đàn Việt
linh kiện laptop
GS Trần Đình Sử
Đời sông và pháp luật TPHCM
Cao Bồi Già
Nhà văn Triệu Xuân
Hội Mý thuật Hà Nội
Tôn vinh văn hóa đọc
BBC
Ca dao Tục ngữ
Tây Bụi
Vũ Thanh Hoa
Báo Văn nghệ Hội Nhà văn VN
Chúng ta
Cá Sấu Việt Nam
Báo Người cao tuổi
Hội Nhà văn TP HCM
Trần Nhương blog 2
saigon oc
Nhịp cầu Hoàng Sa
Văn học Sài Gòn
Chim Việt cành Nam
Song Hà (boygia)
Chu Mộng Long
Tạp chí nước Đức
Quán chiêu văn
Trần Xuân An
Văn hiến
Việt nam xưa
Trần Hoài Dương
Báo Tia Sáng
Thư viện Thơ
NGUYEN HUUVINH
Đặng Xuân Xuyến blog
Câu lạc bộ Văn chương
TC Người Hà Nội
TC Đáng Nhớ
Văn nghệ Trẻ
SOI
VIÊN NGÔN NGỮ VH PHƯƠNG ĐÔNG
Nhà văn Phạm Việt Long
NGƯỜI ĐÔ THỊ
THƠ VÀ ĐỜI
La Khắc Hoà
VIỆT SU KY
NGUYỄN QUANG LẬP
GIÁNG VÂN
NHÂN
Trang chủ
» Truyện
CON SÁO BIẾT NÓI
Thái Sinh
Thứ bẩy ngày 14 tháng 8 năm 2010 6:41 AM
Truyện ngắn
Năm học lớp hai, mẹ dẫn tôi về quê ngoại ăn giỗ. Cậu Tung cho tôi con sáo mới mọc lông măng. Chiều chiều tôi xách lồng sáo theo lũ trẻ chăn trâu ra đồng bắt cào cào. Tôi làm theo lời cậu, tập cho chim ăn mặn để chim quen không bỏ đi. Chả mấy chốc con chim đã mọc đủ lông đủ cánh. Khi nó biết hót, cậu tôi bảo: Phải cắt một ít lưỡi thì mới dạy nó nói được. Tôi ngạc nhiên hỏi lại: Vì sao lại như thế? Cậu tôi đáp: Không biết, nghe người ta bảo vậy. Tôi làm theo lời cậu, mỗi ngày bỏ ra vài giờ dạy sáo nói. Mỗi lần nó nói được một câu tôi lại thưởng cho nó một miếng chuối hay một con cào cào béo mẫm. Con sáo khá thông minh, nó nói được cả những câu dài. Chả mấy chốc tiếng đồn về con sáo biết nói của tôi lan khắp làng trên xóm dưới. Không ít người đã đi hàng chục cây số để tới xem. Có người trên thành phố trả bố tôi hai chỉ vàng nhưng bố tôi không bán, Nuôi nó cho vui cửa vui nhà.... Thỉnh thoảng nó vẫn theo tôi ra đồng, lũ trẻ chúng tôi cởi trần đánh trận giả, còn nó thì nhảy lên lưng các con trâu bắt rận. Chiều ấy tôi để ý thấy đàn chim sáo từ đâu bay tới, chúng đậu trên lưng các con trâu hoặc nhảy lên các bờ ruộng tìm bắt cào cào, châu chấu. Chúng ríu rít bay từ ruộng nọ sang ruộng kia, con sáo của tôi cứ nghênh nghếch cái đầu nhìn đàn chim với sự lạ lẫm và cô đơn. Tôi chìa tay vẫy nó:
- Sáo ơi, lại đây...
Nó bay đậu lên vai tôi, nhưng vẫn nghển cổ nhìn đàn chim đang ríu rít trên đồng. Tôi vuốt bộ lông đen mượt của nó vỗ về:
- Đừng buồn nữa, chiều nay ta sẽ cho ăn chuối...
Nó dường như không nghe thấy tiếng nói của tôi, đôi mắt đen huyền vẫn đăm đăm nhìn theo đàn chim. Và tiếng gọi đồng loại đã mạnh hơn tôi, nó xòe cánh bay về phía đàn sáo đầu vẫn nghênh nghênh như chẳng hiểu gì. Đàn sáo thi nhau hót. Dường như không chịu nổi, con sáo của tôi cũng vươn cổ: Nhà có khách... nhà có khách.... Tiếng của nó làm đàn chim sững sờ, chúng nhớn nhác nhìn ra xung quanh. Con sáo của tôi lại tiếp tục: Xin chào ông bà... xin chào đại ca.... Lần này tiếng của nó làm đàn chim hốt hoảng bay tóa lên, con sáo của tôi nhìn theo đàn chim ngơ ngác. Trong phút chốc nó cũng vụt bay theo, vừa bay vừa cất lên những câu tôi dạy, càng làm cho đàn chim hốt hoảng bay nhanh hơn. Tôi vừa chạy theo nó vừa gọi, dường như nó chẳng nghe thấy tiếng tôi, cứ bay theo đàn chim. Thế là mất, tôi ngồi xuống bờ ruộng thẫn thờ nhìn đàn chim lẫn vào đám mây màu cỏ úa cuối chân trời. Tôi đánh trâu trở về nhà. Biết tin này, mẹ tôi xuýt xoa:
- Biết thế, hồi ấy bố mày bán quách cho người ta lấy hai chỉ vàng có hơn không!
Bố tôi thì bảo:
- Thế là giải phóng nó khỏi sự tù hãm và khỏi phải nói những lời nhạt hoét của con người...
Tôi buồn vì mất một người bạn thân thiết.
Ngờ đâu ba ngày sau con sáo bay trở về, với tấm thân tả tơi. Rất có thể đồng loại không chấp nhận nó, một kẻ lạc loài. Mẹ tôi bảo: Chắc cu cậu không quen ăn nhạt. Bố tôi lại chép miệng: Thật tội nghiệp....
Tôi nhốt con sáo vào lồng. Con sáo trở nên trái tính trái nết, nó không chịu học thêm những câu mới, suốt ngày chỉ nhại đi nhại lại những câu tôi đã dạy. Ba tháng sau con sáo chết vì rách họng. Mẹ tôi chép miệng thở dài. Bố tôi bảo: Thế cũng là cách tự giải phóng... Tôi thì tiếc ngẩn ngơ, vì từ nay tôi mất một người bạn. Chị tôi năm ấy đang học lớp sáu đã ghi vào sổ tay: Tuổi của một con sáo biết nói tiếng người là hai mươi mốt tháng, năm ngày. Tôi chôn con sáo ở gốc me ngoài cổng, đêm đêm tôi vẫn nghe tiếng nó cất lên cô đơn trong gió lạnh. (Rút trong tập Thuyền lá)
Các tin khác
DÙ SAO ÔNG CŨNG GIÀ RỒI
NGHIỆT NGÃ
GIỌT TÌNH VÔ ĐỊNH
DƯỚI BÓNG HOÀNG LAN
MÙA THANH LONG KHÔNG CHÍN ĐỎ
NHÚT THANH CHƯƠNG
ĐIỆU MÚA THỦY CUNG
CHÙM TRUYỆN NGẮN MINI
TIA NẮNG HẮT LÊN VÒM TRỜI
NƯỚC MẮT BỎNG
MẸ CON NGƯỜI ĐÀN BÀ DƯỚI CHÂN NÚI ĐÁ Ô
TRONG LÚC ĂN MỘT BÁT PHỞ GIA TRUYỀN
CHÚNG TA CẦN SUY NGHĨ VỀ CHUYỆN NÀY
CÓ MỘT DÒNG SÔNG
SỐ ĐỀ BUỐI SÁNG
GHI CHÉP CỦA NGƯỜI ĐÀN BÀ BÁN BÚN CHẢ CÓ MÁU VĂN CHƯƠNG
CHUYỆN NĂM NGƯỜI ĐÀN BÀ
CHỈ CÓ TÔI VÀ HOA
MỐI TÌNH ĐẦU
ĐẮNG
Bài đọc nhiều nhất
ĐÔI NÉT KỂ VỀ MÌNH
CÂU NÓI BUỒN NHÁT TRONG TUẦN
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm: GIỜ CHỈ CÒN CHƯỜNG MẶT RA TRONG THƠ
HUYỀN THOẠI TẮM TIÊN TÂY BẮC
ANH BA SÀM TÁI NGỘ
BẢN TIN CỦA TTX VIỆT NAM
TRẦN NHƯƠNG.COM
10TRUYỆN NGẮN CỰC NGẮN CỰC HAY
CÁ THÁNG TƯ
NHÂN THỂ DỮ TÂM KINH (人体与心泾)