Tìm kiếm
Trang chủ
Về tác giả Trần Nhương
Thơ
Truyện
Tản văn
Văn học nước ngoài
Tin văn và...
Bầu bạn góp cổ phần
Tôi có ý kiến
Viết về Trần Nhương
Cùng vui
Khúc kha khúc khích
Thư giãn video clip
Tư liệu nhà văn
Trần Nhương giới thiệu
Poems
Tài liệu tham khảo
Tranh Trần Nhương
Gallery
Liên kết website
nico-paris.com
vietnamnet
Hội Nhà văn Việt Nam
Văn nghệ Thái Nguyên
Hội Nhà văn HP
Chú Tễu
Dân Trí
Giáo dục Việt Nam
Tiền Phong
Dân Việt
Tuổi trẻ
Thanh niên
Thế giới mới
vnexpress
Lão Khoa
Đông y Trần Ngọc Chấn
Trí thức trẻ
VTC news
Soha
Hội VHNT tại Nga
Văn chương Việt
Mai Văn Phấn
Kim Dung-Kỳ Duyên
viet-studies
TC Văn hóa Nghệ An
Bô xít VN
Trần Kỳ Trung
lucbat.com
Văn nghệ quân đội
Bộ Tư pháp
Thế giới văn hóa
Văn đàn Nguyễn Nguyên Bảy
Lê thiếu Nhơn
Hoàng Tuấn Công
Đất Việt
Ảnh Thái Phiên
Tin nóng
Nhà thơ Văn Công Hùng
Vương Tri Nhàn
Tiin.vn
Hội Mỹ thuật VN
Nguyễn Duy Xuân
Tô Ngọc Thạch
Trần Nhương blog
Phụ nữ HCM
Văn đàn Việt
linh kiện laptop
GS Trần Đình Sử
Đời sông và pháp luật TPHCM
Cao Bồi Già
Nhà văn Triệu Xuân
Hội Mý thuật Hà Nội
Tôn vinh văn hóa đọc
BBC
Ca dao Tục ngữ
Tây Bụi
Vũ Thanh Hoa
Báo Văn nghệ Hội Nhà văn VN
Chúng ta
Cá Sấu Việt Nam
Báo Người cao tuổi
Hội Nhà văn TP HCM
Trần Nhương blog 2
saigon oc
Nhịp cầu Hoàng Sa
Văn học Sài Gòn
Chim Việt cành Nam
Song Hà (boygia)
Chu Mộng Long
Tạp chí nước Đức
Quán chiêu văn
Trần Xuân An
Văn hiến
Việt nam xưa
Trần Hoài Dương
Báo Tia Sáng
Thư viện Thơ
NGUYEN HUUVINH
Đặng Xuân Xuyến blog
Câu lạc bộ Văn chương
TC Người Hà Nội
TC Đáng Nhớ
Văn nghệ Trẻ
SOI
VIÊN NGÔN NGỮ VH PHƯƠNG ĐÔNG
Nhà văn Phạm Việt Long
NGƯỜI ĐÔ THỊ
THƠ VÀ ĐỜI
La Khắc Hoà
VIỆT SU KY
NGUYỄN QUANG LẬP
GIÁNG VÂN
NHÂN
Trang chủ
» Tin văn và...
TIN BUỒN: NHÀ THƠ NGUYỄN TRUNG THU ĐÃ TẠ THẾ
Trần Nhương
Thứ hai ngày 8 tháng 6 năm 2009 9:27 PM
Nhà thơ Nguyễn Trung Thu sinh ngày 15-8-1940 tại làng Đồng Lầm, Kim Liên Hà Nội. Nhà thơ đã đã tạ thế hồi 13 giờ ngày thứ bảy 6-6-2009 tại Hà Nội sau một thời gian bị bệnh trọng. Hưởng thọ 70 tuổi. Tang lễ nhà thơ Nguyễn Trung Thu tổ chức vào hồi 9h30 ngày thứ tư 10-6-2009 tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng, số 5, Trần Thánh Tông, Hà Nội .
Trannhuong.com xin gửi lời chia buồn tới gia quyến nhà thơ Nguyễn Trung Thu và cầu mong linh hồn anh yên nghỉ ở cõi vĩnh hằng.
Những tác phẩm chính của Nhà thơ Nguyễn Trung Thu:
Đêm Trường Sơn nhớ Bác. Em hoặc không ai cả. Kỷ niệm về lời ru buồn. Đôi mắt xa xăm. Tím biển biếc trời. Thao thiết tiếng khuya (vừa in xong)
Tôi đi Nam Định nên không nhận được tin nhà thơ Nguyễn Trung Thu từ trần. May sao một bạn đọc đã gửi thư cho tôi:
Chào Anh Trần Nhương. Anh Nguyễn Trung Thu mất hồi 13h ngày thứ bảy 6/6/2009.Tang lễ tổ chức vào hồi 9h30 ngày thứ tư 10/6 tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng, Trần Thánh Tông . Tôi là bạn đọc thường xuyên trang web của anh. Xin chia sẻ mất mát với thế hệ nhà thơ, nhà văn của một thời Trường Sơn.
Nguyễn Phong Niên -Trung Hòa-nhân chính -Hà Nội.
Tôi nhận thư giật thót kêu lên, ôi ông bạn của tôi đã ra đi vội vàng vậy sao. Cách đây một tháng tôi đến thăm anh tại bệnh viện nhưng không nghĩ anh đi nhanh thế. Tôi tìm kỷ yếu Hội Nhà văn để lấy tài liệu viết tin buồn trên trannhuong.com. Buồn thay, trong Kỷ yếu không có tên anh. Tôi không biết vì sao lại bỏ quên anh nhỉ. Con người hiền lành, khiêm nhường kia sao không lên tiếng để ban biên soạn kịp bổ sung khi anh còn đang khoẻ?
Tác giả bài thơ Đêm Trường Sơn nhớ Bác đã ra đi
13 giờ 5 phút ngày 6/6 sau một thời gian chống chọi với bạo bệnh nhà thơ Nguyễn Trung Thu đã ra đi tại nhà riêng, trong sự thương tiếc vô hạn của gia đình và bè bạn. Tang lễ được cử hành vào sáng 10/6 tại nhà tang lễ Trần Thánh Tông.
Nhà thơ Nguyễn Trung Thu sinh năm 1939 (khai sinh năm 1940) ở làng Kim Liên, Hà Nội, nhà có năm anh chị em, bố mẹ mất sớm, ông là con thứ tư còn cô em út bị mất lúc còn rất nhỏ khi gia đình tản cư ở Thanh Hóa nên sau này có bài thơ ông viết: “Cha mẹ mất sớm/ chị mười lăm tuổi/ tứ cố vô thân/ bơ vơ quê người/ chị khíu em vào chị”.
Thương em, các anh chị dồn sức cho em ăn học. Năm 1964, Nguyễn Trung Thu tốt nghiệp khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội và được giữ lại trường làm cán bộ giảng dạy. Cuộc chiến tranh gặc Mỹ xâm lược càng ngày càng ác liệt, trong đợt tổng động viên “Tất cả vì tiền tuyến”, ngày 6/9/1971 tại sân trường Đại học Tổng hợp cùng với hàng ngàn sinh viên và 60 giảng viên đại học có thầy giáo Nguyễn Trung Thu lên đường nhập ngũ. Ngồi trên ôtô ông còn nhớ mãi bàn tay nhỏ của đứa con gái đầu lòng mới hơn hai tuổi và người vợ trẻ vẫy trước lúc lên đường.
Ở đơn vị Thông tin, ông trực tiếp làm nhiệm vụ chiến đấu tại chiến trường ác liệt Quảng Trị trong chiến dịch năm 1972, được sống bên cạnh các chiến sĩ đang cầm súng chiến đấu, ông nhận ra một điều: Bác Hồ luôn có mặt, luôn ở bên các chiến sĩ trên tuyến đầu công cuộc đấu tranh đánh đuổi giặc Mỹ xâm lược. Bác thật sự là nguồn sức mạnh to lớn của chiến sĩ trong cuộc chiến đấu cứu nước giữa nơi đạn bom khốc liệt này.
Ông từng tâm sự: “Tôi viết bài thơ Đêm Trường Sơn nhớ Bác lúc tôi đang là anh binh nhì tham gia chiến đấu tại mặt trận Quảng Trị. Đêm 6/6/1972, đã rất khuya, cảm thấy khó ngủ trong lán hầm ngột ngạt, tôi ôm võng ra mắc nằm bên suối. Đêm ấy, trăng vằng vặc sáng rực cả đại ngàn. Thốt nghĩ cảnh Trường Sơn lúc này y hệt cảnh rừng Việt Bắc năm nào hồi kháng chiến chống Pháp, Bác Hồ đã miêu tả trong bài thơ Cảnh khuya... thế là tôi liền rút cây bút, dưới ánh trăng viết lên lòng bàn tay mấy câu thơ đầu tiên. Chỉ trong sáng hôm sau, bài thơ được hoàn thành không mấy chật vật và sau đó ít lâu, bài thơ được in trên báo Nhân dân. Năm 1974, nhạc sĩ Trần Chung phổ bài thơ thành ca khúc (Tạp chí Tuyên giáo tháng 5/2008).
Khi bài hát được phát trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam đã chiếm được cảm tình nồng nhiệt và lâu dài của các thính giả cho đến tận bây giờ.
Nhà thơ Nguyễn Trung Thu cũng dành cho những người thân trong gia đình nhiều bài thơ gần gũi mà sâu sắc. Người Chị (chữ “chị”, ông viết hoa) tần tảo nuôi em: Mất mẹ mất cha/ Chị thương thân một/ Mất mẹ mất cha/ Chị thương em mười” (Đời em có Chị). Về người Anh: “Con đường Anh đi làm nuôi em/ đường rừng/ sớm tinh sương/in đầy dấu chân cọp”. Về cô em út thương mến: “Em gái ơi/anh mất em mất đến tận cùng / mộ em không còn anh chẳng thể chăm thăm”. Ông dành cả tập thơ viết về người vợ thân yêu gắn bó hơn bốn chục năm - Em hoặc không ai cả.
Năm ngoái được tin con gái đầu lòng - vừa mới hôm nào khi anh nhập ngũ, cô bé còn cứ khăng khăng nói “Bố Thu đi ôtô, chứ không phải đi bộ đội” - nay đã gần bốn chục tuổi đầu ở bên Đức bị đột quỵ, ông vội cùng vợ sang chăm sóc con. Cũng ở bên đó căn bệnh quái ác đã được phát hiện khi nó đã ở giai đoạn cuối!
Ông bình tĩnh chuẩn bị tập thơ cuối Thao thiết tiếng khuya biết bao thân thương và trăn trở, những bài thơ về lúc lâm chung chia xa vĩnh viễn về tình yêu thương. Anh nhớ lại Bên bạn phút lâm chung: “Giá luôn nghĩ về nhau/như phút cách biệt âm dương/ Đời đã có thêm bao ngày ấm áp”.
Bài thơ Dặn vợ là bài thơ hiếm trong nhưng bài thơ tình bởi cái tứ thơ khắc nghiệt và ân tình quá: “Em hỡi/ giờ đôi ta bên nhau/bất trắc biết đâu.../anh dặn em điều này/phút anh lâm chung/Nếu khoảnh khắc ấy em không bên anh/trái tim anh ngừng đập rồi/ anh trút hơi thở cuối cùng rồi/ mắt vẫn mở/ chỉ khi nào/ em-chính em/vuốt mắt/ (không cần làm phép gì/chả cần thấm rượu gì)/ mắt anh sẽ khép/Bởi hình ảnh cuối cùng/ là em/ là em/ mãi in trong mắt anh/nơi cõi vô hình/ anh ra đi/ thanh thản”./.
(TT&VH/Vietnam+)
Các tin khác
THÔNG BÁO CẦN THIẾT
THẤP THOÁNG SAPA
TÂY NGUYÊN TRẬN ĐÁNH CUỐI CÙNG CỦA TƯỚNG GIÁP
CÁI CHẾT BI TRÁNG CỦA KẺ SỸ THĂNG LONG VÀ VẾ ĐỐI ĐẬP VÀO MẶT LŨ NGẠO MẠN, MAN RỢ VÀ TÀN ÁC: ĐẰNG GIANG TỰ CỔ HUYẾT DO HỒNG!
QUẢN LÝ KIỂU NÀY... BÓ TAY CHẤM COM (47.000 lao động chui)
BÀN VỀ KHÁI NIỆM PHẢN ĐỘNG
CHÚC MỪNG LUCBAT.COM ĐÃ CÓ 1 TRIỆU LƯỢT NGƯỜI TRUY CẬP
BA KỊCH BẢN BAUXITE CÓ THỂ XẢY RA
KHÓC VÕ AN NINH
NGẪU HỨNG THIÊN TRƯỜNG
CHÚC MỪNG KỶ NIỆM SINH NHẬT CÁC VĂN NHÂN
NGUYỄN TRUNG THU, TRĂNG VẪN LUÔN RẰM
TANG LỄ NHÀ THƠ NGUYỄN TRUNG THU
BỘ TRƯỞNG CÓ THẤY CẦN CẢI CHÍNH VÀ XIN LỖI KHÔNG ?
HỘI VHNT HẢI PHÒNG ĐẠI HỘI LẦN VII VÀ KỈ NIỆM 45 NĂM NGÀY THÀNH LẬP
THÀNH LẬP CÂU LẠC BỘ LỄ NGHI HỌC SỸ NGUYỄN THỊ LỘ
CẦN BỎ PHIẾU TÍN NHIỆM BỘ TRƯỞNG CÔNG THƯƠNG
ĐƠN KHỞI KIỆN THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
SỬ DỤNG VŨ KHÍ SINH HỌC QUÉT SẠCH NƯỚC MỸ, BÁ CHỦ THẾ GIỚI
XIN ĐƯỢC HỎI LẠI ÔNG NGUYỄN SINH HÙNG
Bài đọc nhiều nhất
ĐÔI NÉT KỂ VỀ MÌNH
CÂU NÓI BUỒN NHÁT TRONG TUẦN
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm: GIỜ CHỈ CÒN CHƯỜNG MẶT RA TRONG THƠ
HUYỀN THOẠI TẮM TIÊN TÂY BẮC
ANH BA SÀM TÁI NGỘ
BẢN TIN CỦA TTX VIỆT NAM
TRẦN NHƯƠNG.COM
10TRUYỆN NGẮN CỰC NGẮN CỰC HAY
CÁ THÁNG TƯ
NHÂN THỂ DỮ TÂM KINH (人体与心泾)