Tìm kiếm
Trang chủ
Về tác giả Trần Nhương
Thơ
Truyện
Tản văn
Văn học nước ngoài
Tin văn và...
Bầu bạn góp cổ phần
Tôi có ý kiến
Viết về Trần Nhương
Cùng vui
Khúc kha khúc khích
Thư giãn video clip
Tư liệu nhà văn
Trần Nhương giới thiệu
Poems
Tài liệu tham khảo
Tranh Trần Nhương
Gallery
Liên kết website
nico-paris.com
vietnamnet
Hội Nhà văn Việt Nam
Văn nghệ Thái Nguyên
Hội Nhà văn HP
Chú Tễu
Dân Trí
Giáo dục Việt Nam
Tiền Phong
Dân Việt
Tuổi trẻ
Thanh niên
Thế giới mới
vnexpress
Lão Khoa
Đông y Trần Ngọc Chấn
Trí thức trẻ
VTC news
Soha
Hội VHNT tại Nga
Văn chương Việt
Mai Văn Phấn
Kim Dung-Kỳ Duyên
viet-studies
TC Văn hóa Nghệ An
Bô xít VN
Trần Kỳ Trung
lucbat.com
Văn nghệ quân đội
Bộ Tư pháp
Thế giới văn hóa
Văn đàn Nguyễn Nguyên Bảy
Lê thiếu Nhơn
Hoàng Tuấn Công
Đất Việt
Ảnh Thái Phiên
Tin nóng
Nhà thơ Văn Công Hùng
Vương Tri Nhàn
Tiin.vn
Hội Mỹ thuật VN
Nguyễn Duy Xuân
Tô Ngọc Thạch
Trần Nhương blog
Phụ nữ HCM
Văn đàn Việt
linh kiện laptop
GS Trần Đình Sử
Đời sông và pháp luật TPHCM
Cao Bồi Già
Nhà văn Triệu Xuân
Hội Mý thuật Hà Nội
Tôn vinh văn hóa đọc
BBC
Ca dao Tục ngữ
Tây Bụi
Vũ Thanh Hoa
Báo Văn nghệ Hội Nhà văn VN
Chúng ta
Cá Sấu Việt Nam
Báo Người cao tuổi
Hội Nhà văn TP HCM
Trần Nhương blog 2
saigon oc
Nhịp cầu Hoàng Sa
Văn học Sài Gòn
Chim Việt cành Nam
Song Hà (boygia)
Chu Mộng Long
Tạp chí nước Đức
Quán chiêu văn
Trần Xuân An
Văn hiến
Việt nam xưa
Trần Hoài Dương
Báo Tia Sáng
Thư viện Thơ
NGUYEN HUUVINH
Đặng Xuân Xuyến blog
Câu lạc bộ Văn chương
TC Người Hà Nội
TC Đáng Nhớ
Văn nghệ Trẻ
SOI
VIÊN NGÔN NGỮ VH PHƯƠNG ĐÔNG
Nhà văn Phạm Việt Long
NGƯỜI ĐÔ THỊ
THƠ VÀ ĐỜI
La Khắc Hoà
VIỆT SU KY
NGUYỄN QUANG LẬP
GIÁNG VÂN
NHÂN
Trang chủ
» Bầu bạn góp cổ phần
SỌC DƯA, KỲ NHÔNG
Nguyễn Quang Thân
Chủ nhật ngày 24 tháng 5 năm 2009 8:02 PM
Có con rắn được gọi là “sọc dưa” khoang đen liền với khoang trắng, gọi rắn đen cũng đúng mà rắn trắng cũng đúng. Có con “kỳ nhông” thoắt ẩn thoắt hiện, không chỉ “đen trắng” (B/W) mà 256 màu hoặc hàng triệu màu tùy theo nó đứng, nó nấp, nó chạy, nó ăn, nó làm tình, nó gãi đầu gãi tai ở chỗ nào, quanh nó sắc màu gì là nó biến ngay ra màu sắc đó.
Tất cả những tính cách biến hóa kỳ diệu ấy của loài vật đều theo quy luật Darwin là để tiến hóa và tự vệ. Những con vật đó thường yếu thế trước kẻ thù, hiền lành ( kể cả con rắn), không làm hại ai. Chúng “sọc dưa”, “ kỳ nhông” hay “sớm đầu tối đánh” đều cũng chỉ có một mục đích rất khiêm tốn mà cũng rất đáng thương là tự vệ, bảo cái mạng mình để kiếm chút cháo qua ngày mà thôi.
Không ai trách con kỳ nhông thay màu, cũng không ai trách con bướm mong manh phải biến đôi cánh mình giống đám lá chung quanh. Đúng vậy, con người bái phục và mô phỏng tự nhiên để tăng thêm khả năng làm người, kể cả con người của thế giới văn minh ngày nay. Như người ta làm cái tàu ngầm bắt chước dạng thủy động học của con cá heo. Người bơi lội thì mặc bộ quần áo may bằng loại vải mô phỏng da con cá heo. Như học và bắt chước con nhện để sản xuất ra loại sợi bền mà dễ hủy, không hại môi trường. Như bắt chước con bào ngư chỉ dùng canxi carbonat trong nước biển mà lại làm ra được thứ vỏ sò cứng và bền gấp nhiều lần sứ cao cấp. Đó là những con người thông minh, tử tế, biết học và mô phỏng tự nhiên để luôn “tiến bộ”, phục vụ lợi ích loài người.
Nhưng loài người cũng không thiếu người láu cá. Họ cũng thông minh, cũng xưng là trí thức, có thể là nhà giáo, nhà sử, nhà văn nhà nhà gì nữa. Họ cũng muốn “tiến bộ” theo mục tiêu của họ, phục vụ cho cá nhân họ. Có thể là thăng quan tiến chức, vợ đẹp con khôn, xe hai bánh thành bốn bánh, trưởng phòng muốn lên giám đốc, giảng viên muốn thành giáo sư, đại biểu kỳ này muốn thêm kỳ nữa, hên ra thì mãi mãi…Họ cũng cực kỳ thông minh, cũng biết mô phỏng tự nhiên không kém các nhà khoa học chân chính. Và họ tỏ ra thành công, thường đến đích trước cả các nhà khoa học mô phỏng nữa kia.
Chưa nhà khoa học nào làm được cái máy ngụy trang bằng con kỳ nhông. Nhưng chúng ta đã thấy có những người quanh ta, trong số đó có cả những người nổi tiếng, đã làm được chuyện đó, tự biến mình thành kỳ nhông, sọc dưa. Hơn cả kỳ nhông, không những họ biến màu mà còn dùng cái sở học “thương gia” và miệng lưỡi “xảo ngôn lịnh sắc” để che giấu cái mặt thật của mình. Một thời gian dài người ta nhầm tưởng, hy vọng họ là chàng chèo bẻo có học thỉnh thoảng dám ré lên vài tiếng ngang ngạnh với diều hâu, chim cắt. Nhưng dân chúng mỗi ngày một khôn, bể mánh mới biết họ cũng chỉ là thứ theo voi ăn bã mía mà thôi, cái lá nho được sử dụng lâu nay để che đậy đã rơi xuống đáy lịch sử một cách thảm hại, thật đúng với câu mua danh ba vạn, bán danh ba đồng!
Xin dẫn một câu thơ của Aragon: “ Khi tấm kính nhân dân bị mờ thì mặt người càng lộ rõ”. Còn dân Nam Bộ thẳng thắn thực thà thì bảo: “ Chấp chi con sọc dưa con kỳ nhông sớm đầu tối đánh!” Nhân dân vạn đại đâu dễ mắc lừa mấy con kỳ nhông!
Nguồn báo Thể Thao Văn Hóa Chủ nhật 24/05/2009
Các tin khác
BIẾN THÀNH CÁI GÌ ?
HAI BÀI THƠ CỦA PHƯƠNG HÀ
LỜI TRẦN TÌNH
THỬ KIỂM LẠI MỘT SỐ SAI LẦM TRONG CHÍNH SÁCH, CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG TRONG QUÁ KHỨ
VUI CÙNG LỤC BÁT THI THƠ
"ĂN CỦA RỪNG RƯNG RƯNG NƯỚC MẮT"
THẢM HỌA ĐƯỢC BÁO TRƯỚC
NHỮNG DON KIHOTE VÀ NHỮNG "CỐI XAY GIÓ" XỨ TAY NGUYÊN THỜI BAUXITE
TÔI MÀ LÀM LÃNH ĐẠO
NGẪU CẢM 1&2
CON KHƯỚU CỦA TÔI
THƠ TẶNG BÁC HUỆ CHI
NGHĨ VỀ CÁI CHẾT CỦA MỘT CỰU TỔNG THỐNG
VĂN TẾ NGÀI ROH MOO –HYUN
ĐÁP LỜI BẠN NGUYỄN THẨM VĂN VÀ CÁC THI HỮU
THỦ THỈ CÙNG ÔNG
ÔNG VÕ VĂN KIỆT LÀ THỦ TƯỚNG DUY NHẤT HỒI ÂM 6 BÀI BÁO CỦA TÔI
CHÙM THƠ ĐỖ VĂN TỪ
CẢM TÁC NHÂN ĐỌC BÀI “VỚI NGƯỜI THẢ DIỀU TRÊN QUẢNG TRƯỜNG THIÊN AN MÔN” CỦA DƯƠNG KỲ ANH *
BA TRUYỆN NGẮN CỦA PHAN ĐÌNH MINH
Bài đọc nhiều nhất
ĐÔI NÉT KỂ VỀ MÌNH
CÂU NÓI BUỒN NHÁT TRONG TUẦN
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm: GIỜ CHỈ CÒN CHƯỜNG MẶT RA TRONG THƠ
HUYỀN THOẠI TẮM TIÊN TÂY BẮC
ANH BA SÀM TÁI NGỘ
BẢN TIN CỦA TTX VIỆT NAM
TRẦN NHƯƠNG.COM
10TRUYỆN NGẮN CỰC NGẮN CỰC HAY
CÁ THÁNG TƯ
NHÂN THỂ DỮ TÂM KINH (人体与心泾)