Tìm kiếm
Trang chủ
Về tác giả Trần Nhương
Thơ
Truyện
Tản văn
Văn học nước ngoài
Tin văn và...
Bầu bạn góp cổ phần
Tôi có ý kiến
Viết về Trần Nhương
Cùng vui
Khúc kha khúc khích
Thư giãn video clip
Tư liệu nhà văn
Trần Nhương giới thiệu
Poems
Tài liệu tham khảo
Tranh Trần Nhương
Gallery
Liên kết website
nico-paris.com
vietnamnet
Hội Nhà văn Việt Nam
Văn nghệ Thái Nguyên
Hội Nhà văn HP
Chú Tễu
Dân Trí
Giáo dục Việt Nam
Tiền Phong
Dân Việt
Tuổi trẻ
Thanh niên
Thế giới mới
vnexpress
Lão Khoa
Đông y Trần Ngọc Chấn
Trí thức trẻ
VTC news
Soha
Hội VHNT tại Nga
Văn chương Việt
Mai Văn Phấn
Kim Dung-Kỳ Duyên
viet-studies
TC Văn hóa Nghệ An
Bô xít VN
Trần Kỳ Trung
lucbat.com
Văn nghệ quân đội
Bộ Tư pháp
Thế giới văn hóa
Văn đàn Nguyễn Nguyên Bảy
Lê thiếu Nhơn
Hoàng Tuấn Công
Đất Việt
Ảnh Thái Phiên
Tin nóng
Nhà thơ Văn Công Hùng
Vương Tri Nhàn
Tiin.vn
Hội Mỹ thuật VN
Nguyễn Duy Xuân
Tô Ngọc Thạch
Trần Nhương blog
Phụ nữ HCM
Văn đàn Việt
linh kiện laptop
GS Trần Đình Sử
Đời sông và pháp luật TPHCM
Cao Bồi Già
Nhà văn Triệu Xuân
Hội Mý thuật Hà Nội
Tôn vinh văn hóa đọc
BBC
Ca dao Tục ngữ
Tây Bụi
Vũ Thanh Hoa
Báo Văn nghệ Hội Nhà văn VN
Chúng ta
Cá Sấu Việt Nam
Báo Người cao tuổi
Hội Nhà văn TP HCM
Trần Nhương blog 2
saigon oc
Nhịp cầu Hoàng Sa
Văn học Sài Gòn
Chim Việt cành Nam
Song Hà (boygia)
Chu Mộng Long
Tạp chí nước Đức
Quán chiêu văn
Trần Xuân An
Văn hiến
Việt nam xưa
Trần Hoài Dương
Báo Tia Sáng
Thư viện Thơ
NGUYEN HUUVINH
Đặng Xuân Xuyến blog
Câu lạc bộ Văn chương
TC Người Hà Nội
TC Đáng Nhớ
Văn nghệ Trẻ
SOI
VIÊN NGÔN NGỮ VH PHƯƠNG ĐÔNG
Nhà văn Phạm Việt Long
NGƯỜI ĐÔ THỊ
THƠ VÀ ĐỜI
La Khắc Hoà
VIỆT SU KY
NGUYỄN QUANG LẬP
GIÁNG VÂN
NHÂN
Trang chủ
» Bầu bạn góp cổ phần
NÊN HAY KHÔNG NÊN DUY TRÌ KIỂM DUYỆT BÁO CHÍ
Nguyễn Xuân Diện
Thứ năm ngày 14 tháng 5 năm 2009 6:00 AM
(Viết nhân ngày giỗ Tản Đà)
1. Ngày 20 tháng 4 âm lịch là ngày giỗ của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu. Ông sinh ngày 8 tháng 5 năm 1888 tại Sơn Tây- mất ngày 17 tháng 6 năm 1939. Bút danh Tản Đà (chữ Hán: 傘 沱,) của ông là tên ghép giữa núi Tản Viên và sông Đà, hai địa danh gần nơi ông sinh ra.
Ông là là một nhà thơ, nhà văn và nhà viết kịch nổi tiếng của Việt Nam. Trong văn đàn Việt Nam đầu thế kỷ 20, Tản Đà nổi lên như một ngôi sao sáng, vừa độc đáo, vừa dồi dào năng lực sáng tạo. Ông là một cây bút phóng khoáng, xông xáo trên nhiều lĩnh vực. Đi khắp miền đất nước, ông đã để lại nhiều tác phẩm với nhiều thể loại. Ông đã từng làm chủ bút tạp chí Hữu Thanh, An Nam tạp chí. Với những dòng thơ lãng mạn và ý tưởng ngông nghênh, đậm cá tính, ông được đánh giá là người chuẩn bị cho sự ra đời của thơ mới trong nền văn học Việt Nam, là "gạch nối giữa hai thời kỳ văn học cổ điển và hiện đại".
Ngoài sáng tác thơ, Tản Đà còn giỏi trong việc dịch thơ Đường thành thơ lục bát và được biết đến như một người dịch thơ Đường ra ngôn ngữ Việt hay nhất.
2. Như các vị đã biết, Tản Đà từng làm chủ bút hai tờ tạp chí Hữu Thanh và An Nam tạp chí. Một người phóng túng như Tản Đà sẽ hành nghề như thế nào, trong tình hình báo chí bị kiểm duyệt gắt gao thời đó ? Ông có quan điểm và sự đối phó như thế nào đối với lưỡi kéo kiểm duyệt?
Lâm Tuyền Khách kể lại trong bài “Một tháng với Tản Đà”(viết tại Chợ Ngọc 29.6.1939) như sau:
“Tôi còn nhớ một ông chủ báo - nếu tôi nhớ không lầm thì có lẽ là ông Mai Dụ Lân, chủ bút báo Thực nghiệp mà hồi ấy vì cái thuyết hoài nghi của ông người ta gọi đùa Mai phu tử - đến phỏng vấn tiên sinh về việc xin tự do ngôn luận cho các báo tự do ở Bắc Kỳ.
- Bây giờ làng báo ta – lời ông Lân – định bỏ tòa kiểm duyệt tiên sinh nghĩ thế nào?
Tản Đà tiên sinh đáp:
- Xin bỏ kiểm duyệt à? Nếu nhà nước chiều lòng các ông mà bãi tòa kiểm thì riêng một mình An Nam tạp chí của tôi xin kiểm duyệt.
Ông Lân ngạc nhiên hết sức không hiểu cớ sao tiên sinh là một nhà báo lại không muốn có sự tự do ngôn luận. Ông ngồi ngây ra không nói được nửa lời. Tiên sinh điềm nhiên tiếp:
- Từ Hà Nội sang Gia Lâm có cái cầu Pôn – Đu me thì ai đi chẳng được? Nay bắc một cây tre mà đi được mới tài! Cho nói thì thằng nào chẳng nói được? Cái này không cho nói mà nói được mới khéo. Đấy rồi ông xem …nếu xin bãi được tòa kiểm duyệt thì rồi chán vạn đứa ngồi tù …
Rồi tiên sinh cười ha hả”
(Chén rượu vĩnh biệt Tản Đà. Nxb Văn hóa, Hà Nội, 1989, tr.70-71)
Nhân ngày giỗ Tản Đà, xin thắp nén hương thơm tưởng niệm Người, và gửi gắm đôi dòng tới anh chị em làng báo nước nhà, trong tình hình kiểm soát báo chí hiện nay (kể cả các báo quốc doanh lẫn các blog, website cá nhân), anh chị em sẽ tìm ra cách làm của mình, mà không quay lưng với thời cuộc, với đất nước và nhân dân.
Nhân ngày giỗ Tản Đà (20.4.2009)
Nguyễn Xuân Diện
Các tin khác
PHONG DAO HUÊ TÌNH
100 NGÀY VƯỢT TRƯỜNG SƠN
CẢM NHẬN BÊN ĐƯỜNG
THẾ A !
K.MARX DƯỚI CON MẮT CỦA MỘT TRÍ THỨC ĐÔNG ÂU
VỢ TÔI THANH LÝ XOONG THỦNG, CHẢO THỦNG...
NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC BÁC HỒ ĐẶT TÊN, AI CÒN AI MẤT ?
CẦU LONG BIÊN
NGÔ MINH LÀ RỨA ĐÓ
CỔNG LÀNG
BẠN VĂN 19
MỞ MẮT RA CHƯA
TẢN ĐÀ VÀ NHỮNG "KHỐI TÌNH"
KỊCH BẢN
CON NGỰA THÀNH TROY
BÁN THUỐC, BÁN TRÀ, KHÔNG BÁN NƯỚC
GIAO "TRỨNG" CHO TRUNG QUỐC
TỔ QUỐC TA, CHÁU VẼ
MẤY SUY NGHĨ VỀ NHÀ THƠ XUÂN SÁCH
THẤP CƠ THUA TRÍ ĐÀN BÀ
Bài đọc nhiều nhất
ĐÔI NÉT KỂ VỀ MÌNH
CÂU NÓI BUỒN NHÁT TRONG TUẦN
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm: GIỜ CHỈ CÒN CHƯỜNG MẶT RA TRONG THƠ
HUYỀN THOẠI TẮM TIÊN TÂY BẮC
ANH BA SÀM TÁI NGỘ
BẢN TIN CỦA TTX VIỆT NAM
TRẦN NHƯƠNG.COM
10TRUYỆN NGẮN CỰC NGẮN CỰC HAY
CÁ THÁNG TƯ
NHÂN THỂ DỮ TÂM KINH (人体与心泾)